-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Dây thằn lằn còn có tên gọi là cây Vẩy Ốc, cây Trâu Cổ. Thuộc họ thực vật: Moraceae - họ dâu tằm.Dây thằn lằn có nguồn gốc ở khu vực Đông Á và được tìm thấy trên các hòn đảo phía nam của Nhật Bản, miền đông Trung Quốc và Việt Nam.
Dây thằn lằn này là một phần cảnh quan phổ biến ở nhiều vùng khí hậu ấm áp. Dây thằn lằn là loài cây dây leo mạnh mẽ có thể leo lên bề mặt thẳng đứng 3 và 4 tầng với sự trợ giúp của rễ cây bám mạnh.Dây thằn lằn phủ lên những bề mặt với một mạng gân của những thân cây chắc khỏe được bao phủ dày đặc bởi những chiếc lá nhỏ hình tim dài khoảng 2.5 cm và rộng 2 cm, chúng tạo ra một thảm lá bề mặt trải dài.
Lá dây thằn lằn trưởng thành (già) mọc cách tạo 2 hàng dọc theo những cành cây. Những chiếc lá già trông giống như da hơn những lá non, có màu xanh đậm, dài khoảng 7.6 cm và rộng 5 cm.Quả thằn lằn là một loại như quả vả. Quả chỉ được mọc ra ở ngang thân cây, có màu xanh nhạt và dài khoảng 7.6 cm và rộng 6.4 cm. Dây thằn lằn không yêu cầu khó khăn về đất.
Dây thằn lằn sẽ ít phát triển mạnh và dễ dàng kiểm soát hơn trong đất ít màu mỡ và khô. Dây thằn lằn ưa sáng hoặc chịu bóng. Đảm bảo nước cho cây khi đất khô lúc cây còn nhỏ, khi dây thằn lằn đã lớn có thể để chúng tự tìm nước dưới lòng đất.
Lưu ý không trồng dây thằn lằn ở gần các kết cấu bằng gỗ, những bề mặt bị hư hại do dây thằn lằn bám vào. Dây thằn lằn được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Cắt một đoạn nhỏ dài khoảng 20-30 cm, cắm vào chậu đã chứa đất, tưới nước vừa đủ ẩm. Sau đó, đặt chậu ở nơi mát mẻ, ẩm và nhiều ánh sáng tự nhiên để cành giâm nhanh phát triển
Khi cành giâm đã ra nhiều rễ và mọc chồi thì mang đi trồng. Đất trồng cây Thằn Lằn có thể là đất thịt, đất thịt pha, đất cát…vì nó có khả năng phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Đào một lỗ phù hợp kích thước của cành đã giâm được mang đi trồng, đặt cành vào lỗ, lấp đất lại, tưới nước.
Trồng cây Thằn Lằn ở nơi nhiều nắng, nhiều ánh sáng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, lá xanh hơn. Nhưng cây Thằn Lằn vẫn có thể sinh trưởng ở nơi râm mát, ít nắng. Dây Thằn Lằn chịu được nắng nóng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước.
Vì vây, cho dù trời nắng, cây cũng không cần tưới thêm nước hay khi mưa nhiều dài ngày cũng không sợ cây bị úng. Nhưng trong giai đoạn giâm cành và mới trồng, thì cần đảm bảo đủ lượng nước để cây phát triển tốt.
Hơn nữa, nếu muốn tốc độ nảy chổi và phủ kín tường của dây Thằn lằn nhanh hơn thì tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và bón thêm một ít phấn bón lá ( nhưng không cần phải thường xuyên ).Dây Thằn Lằn không cần chăm sóc nhiều, không cần cắt tỉa, hầu như không có sâu bệnh.
Trồng và chăm sóc cây Thằn Lằn không tiêu tốn nhiều thời gian, nhưng vẫn có một không gian sống xanh và đẹp. Dây thằn lằn là loài cây dây leo bám tường tạo bức màn màu xanh mát của tán lá dày đặc trên những khối không hấp dẫn, các bức tường bê tông giúp làm giảm tiếng ồn và làm đẹp cho không gian.
Hỏi & Đáp