gio-hang
0

Phân bón Đầu trâu 20.20.15 - 1KG

45.000₫
* Giá sản phẩm chưa bao gồm VAT
  • Mã sản phẩm: (Đang cập nhật...)
  • Tình trạng: Hết hàng
  • Khách hàng muốn mua số lượng lớn, xin liên hệ số Điện thoại: 0918 560 580 để được giá tốt nhất!!!

THÀNH PHẦN: – Đạm (N): 20% – Lân hữu hiệu (P2O5hh): 20% – Kali (K2O): 15% – Fe: 5ppm; Cu: 5ppm; Zn: 30ppm; B: 25ppm; Mn: 15ppm CÔNG DỤNG: – Phân NPK+TE Đầu Trâu cao cấp có thành phần dinh dưỡng cân đối và thích hợp cho các loại cây trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, giúp gia tăng khả năng...

THÀNH PHẦN:

– Đạm (N): 20%

– Lân hữu hiệu (P2O5hh): 20%

– Kali (K2O): 15%

– Fe: 5ppm; Cu: 5ppm; Zn: 30ppm; B: 25ppm; Mn: 15ppm

CÔNG DỤNG:

– Phân NPK+TE Đầu Trâu cao cấp có thành phần dinh dưỡng cân đối và thích hợp cho các loại cây trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, giúp gia tăng khả năng để kháng sâu bệnh của cây.

– Các thành phần dinh dưỡng đa, trung và vi lượng trong phân Đầu Trâu vi lượng cao cấp sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ, tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản.

CÁCH DÙNG:

– Lúa: 300-400 kg/ha. Chia ra bón thúc cây con, thúc đẻ nhánh và thúc đón đòng.

– Bắp (ngô): 300-500 kg/ha. Chia ra bón lót, thúc cây con và thúc cây xoắn nõn chuẩn bị trổ cờ.

– Cây công nghiệp (cà phê, cao su…): 200-400 kg/ha/lần, 2-3 lần/năm.

– Cây ăn trái KTCB: 0,1-0,3 kg/ha/lần, 3-4 lần/năm.

– Cây ăn trái kinh doanh: 0,5-1,5kg/ha/lần, sau thu hoạch, trước ra hoa và nuôi trái.

– Cây rau màu: 100-150 kg/ha/lần.

– Cây trồng khác: 100-200 kg/ha/lần.

Khác biệt giữa NPK 3 màu và NPK 1 hạt

Phân NPK 3 màu: Được sản xuất đơn giản chỉ là việc trộn theo tỷ lệ 3 loại phân đạm, lân, kali với nhau: Thành phần đạm thường sử dụng urê hạt đục, thành phần lân thường sử dụng DAP và kali thường sử dụng KCL. Ngoài ra để điều chỉnh công thức người ta thường trộn vào một viên phụ gia không có giá trị dinh dưỡng. Loại phân này có ưu điểm rẻ tiền hơn nhưng phải sử dụng ngay không tồn trữ lâu được vì sẽ bị đóng tảng.

Phân NPK 1 hạt: Các nguyên liệu ban đầu như SA, urê, DAP (MAP), kali… được nghiền mịn ra trộn theo tỷ lệ nhất định (tùy công thức). Bột trộn sau khi nghiền, phun hơi nước được tạo hạt bằng chảo quay hay thùng quay với phụ gia. Phụ gia vừa có tác dụng điều chỉnh tỷ lệ NPK theo từng công thức riêng biệt vừa có tác dụng chống kết dính, đóng tảng. Nguyên liệu thường được chọn là Diatomit, cao lanh, Zeolite, dầu khoáng…Tuy nhiên được sử dụng phổ biến nhất là cao lanh, bởi tuy có tính chống đóng tảng không cao nhưng chấp nhận được và rẻ tiền. Các nhà sản xuất phân bón lớn như Bình Điền, Việt-Nhật, Phân bón miền Nam đang sản xuất loại này là chủ yếu.

Phân NPK phức hợp: DAP, MAP. Sử dụng công nghệ hóa học bằng việc dùng a-xít photphoric và a-xít nitric để phân giải quặng phốt phát. Các sản phẩm này thường có hàm lượng lân cao, tan nhanh nên được nông dân ĐBSCL ưu chuộng.